Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như: chai đựng nước, hộp nhựa, áo mưa, dây điện... cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Tuy gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhưng xoay quanh loại vật liệu phổ biến này vẫn còn rất nhiều điều có thể bạn chưa biết.
1. Từ “nylon” bắt nguồn từ sự kết hợp giữa “New York” và “London”, nơi đặt trụ sở nghiên cứu DuPont năm 1935.
2. Tên gọi "polyme " có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Đây là khái niệm được dùng cho các hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản.
3. Hai từ “plastic” và “polymer” thường được sử dụng thay thế cho nhau. “Plastic” thường được dùng để chỉ đồ vật làm bằng chất liệu nhựa dẻo (plastic), trong khi đó “polymer” (vốn là từ chính xác hơn) lại chỉ nói tới chất liệu đơn thuần. Năm 1953, Karl Ziegler- một nhà hóa học người Đức đã phát triển chất liệu polyethylene. Đến năm 1954, polypropylene lại được phát triển bởi Giulio Natta, một nhà hóa học người Ý. Hiện nay đây là hai loại chất dẻo được sử dụng phổ biến nhất.
4. Đối với các loại đồ đựng bằng nhựa, khi thiết kế phải cân nhắc kỹ lưỡng về dây chuyền cung ứng sản phẩm, từ thời điểm chúng bắt đầu được sử dụng cho đến khi bị vứt vào thùng rác, phải tính đến những va đập mà đồ nhựa phải chống chịu trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, cần suy tính cả về hình dáng và kích thước của từng đồ nhựa để việc vận chuyển được tối ưu hóa, đồng thời hạn chế chi phí vận chuyển.
5. Việc tính đến các điều kiện môi trường trước khi tiến hành thử nghiệm trên nhiều loại vật liệu là rất cần thiết do đặc tính của một số loại vật liệu phụ thuộc vào điều kiện của môi trường. Chẳng hạn như các yếu tố độ dày hay kích thước của gỗ ép thay đổi theo độ ẩm trong không khí.
6. Nhựa Bakelite là sản phẩm trùng ngưng của phenol với fomanđehit, là chất dẻo được biết đầu tiên, do nhà bác học Hoa Kì gốc Bỉ Bakelan (L. H. Baekeland) tìm ra năm 1907. Nhựa Bakelite được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của công nghiệp và đời sống như: sản xuất keo dán, nhựa phenol, vật liệu làm sơn, chất cách điện…
1. Từ “nylon” bắt nguồn từ sự kết hợp giữa “New York” và “London”, nơi đặt trụ sở nghiên cứu DuPont năm 1935.
2. Tên gọi "polyme " có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Đây là khái niệm được dùng cho các hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản.
3. Hai từ “plastic” và “polymer” thường được sử dụng thay thế cho nhau. “Plastic” thường được dùng để chỉ đồ vật làm bằng chất liệu nhựa dẻo (plastic), trong khi đó “polymer” (vốn là từ chính xác hơn) lại chỉ nói tới chất liệu đơn thuần. Năm 1953, Karl Ziegler- một nhà hóa học người Đức đã phát triển chất liệu polyethylene. Đến năm 1954, polypropylene lại được phát triển bởi Giulio Natta, một nhà hóa học người Ý. Hiện nay đây là hai loại chất dẻo được sử dụng phổ biến nhất.
4. Đối với các loại đồ đựng bằng nhựa, khi thiết kế phải cân nhắc kỹ lưỡng về dây chuyền cung ứng sản phẩm, từ thời điểm chúng bắt đầu được sử dụng cho đến khi bị vứt vào thùng rác, phải tính đến những va đập mà đồ nhựa phải chống chịu trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, cần suy tính cả về hình dáng và kích thước của từng đồ nhựa để việc vận chuyển được tối ưu hóa, đồng thời hạn chế chi phí vận chuyển.
5. Việc tính đến các điều kiện môi trường trước khi tiến hành thử nghiệm trên nhiều loại vật liệu là rất cần thiết do đặc tính của một số loại vật liệu phụ thuộc vào điều kiện của môi trường. Chẳng hạn như các yếu tố độ dày hay kích thước của gỗ ép thay đổi theo độ ẩm trong không khí.
6. Nhựa Bakelite là sản phẩm trùng ngưng của phenol với fomanđehit, là chất dẻo được biết đầu tiên, do nhà bác học Hoa Kì gốc Bỉ Bakelan (L. H. Baekeland) tìm ra năm 1907. Nhựa Bakelite được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của công nghiệp và đời sống như: sản xuất keo dán, nhựa phenol, vật liệu làm sơn, chất cách điện…
7. Màng Cellophane là nguyên liệu đứng đầu trong nhóm nguyên liệu cellulosic được sử dụng giống màng plastic. Cellophane có tính trong suốt, độ bóng bề mặt cao, có tính chống ẩm, khả năng hàn nhiệt, tính dính và độ trong suốt tốt. Màng Cellophane do nhà hóa học người Thụy Điển Jacques Brandenberger phát minh ra khi nhìn thấy hình ảnh rượu tràn trên khăn trải bàn. Chính vì vậy ông quyết định tìm ra màng chống thấm.
8. Ngoài ra, nhựa còn được kết hợp với các chất phụ gia nhằm nâng cao hiệu suất của chúng trong quá trình gia công và sử dụng khuôn dẫn hoặc phim. Ví dụ như:
Chất hoá dẻo (plasticizers) là chất có tác dụng làm tăng độ mềm dẻo của mạch polymer, giúp polymer dễ nóng chảy hơn, cấu tạo mạch linh động hơn, thích hợp cho quá trình gia công sản phẩm.
Chất ổn định nhiệt (stabiliser) làm cho nhựa PVC không bị cháy trong quá trình gia công hay bị tác động của nhiệt độ, áp suất.
Phụ gia trượt (slip additives) được phủ lên các lớp film để giảm hệ số ma sát giữa 2 bề mặt màng film polymer, nhằm tạo độ trơn, tăng khả năng chống dính của sản phẩm nhưng không ảnh hưởng đến độ trong của sản phẩm.
Tại Việt Nam, hộp nhựa bảo quản thực phẩm đang là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình bởi sự dẻo dai, khó vỡ khi bị làm rơi, lại gọn nhẹ, giá thành rẻ, dễ dàng trong việc sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các loại sản phẩm nhựa, đặc biệt là nhựa PVC rất có hại cho môi trường. Nhiều sản phẩm làm bằng nhựa được chứng minh là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm: não, ung thư… Bởi vậy, nếu mọi người cùng áp dụng nguyên tắc 3R bao gồm giảm thiểu lượng rác thải, tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải, đó sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe con người.
8. Ngoài ra, nhựa còn được kết hợp với các chất phụ gia nhằm nâng cao hiệu suất của chúng trong quá trình gia công và sử dụng khuôn dẫn hoặc phim. Ví dụ như:
Chất hoá dẻo (plasticizers) là chất có tác dụng làm tăng độ mềm dẻo của mạch polymer, giúp polymer dễ nóng chảy hơn, cấu tạo mạch linh động hơn, thích hợp cho quá trình gia công sản phẩm.
Chất ổn định nhiệt (stabiliser) làm cho nhựa PVC không bị cháy trong quá trình gia công hay bị tác động của nhiệt độ, áp suất.
Phụ gia trượt (slip additives) được phủ lên các lớp film để giảm hệ số ma sát giữa 2 bề mặt màng film polymer, nhằm tạo độ trơn, tăng khả năng chống dính của sản phẩm nhưng không ảnh hưởng đến độ trong của sản phẩm.
Tại Việt Nam, hộp nhựa bảo quản thực phẩm đang là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình bởi sự dẻo dai, khó vỡ khi bị làm rơi, lại gọn nhẹ, giá thành rẻ, dễ dàng trong việc sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết các loại sản phẩm nhựa, đặc biệt là nhựa PVC rất có hại cho môi trường. Nhiều sản phẩm làm bằng nhựa được chứng minh là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm: não, ung thư… Bởi vậy, nếu mọi người cùng áp dụng nguyên tắc 3R bao gồm giảm thiểu lượng rác thải, tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải, đó sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe con người.